Bé mấy tháng biết lật và những điều mẹ cần lưu ý?
- Cao Thị Hoàng Nhi
- Tin tức
- 31/08/2020
Bé mấy tháng biết lật ? Đây cũng là một trong những vấn đề bạn quan tâm để có thể hỗ trợ tốt nhất cho trẻ cũng như kịp thời xử lý nếu có trở ngại. Cùng Mẹ Bé Online đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn các bạn nhé!
Bé mấy tháng biết lật ?
Trong dân gian thường có câu “3 tháng lật, 6 tháng ngồi, 8 tháng bò” chính là chỉ những giai đoạn mà trẻ bắt đầu có khả năng thực hiện các động tác của cơ thể. Quan niệm này có thật sự đúng với khoa học? Và bé mấy tháng biết lật mẹ có biết không?
Các chuyên gia sức khỏe lý giải: Lật, trong mắt người lớn chỉ là một động tác vô cùng đơn giản nhưng đối với trẻ nhũ nhi mà nói đây là một động tác lớn đầu tiên mà trẻ thực hiện sau khi chào đời. Thông thường, trẻ khỏe mạnh bình thường đều sẽ bắt đầu biết lật khi từ 3 đến 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, đặc biệt với những trẻ phát triển vượt trội mới có thể tự lật ở tháng thứ 3 còn đa số phải đến tháng thứ 4 và thời kỳ đỉnh cao của động tác này là khi trẻ được 5 tháng tuổi.
Ngoài ra, thời gian cụ thể cho khả năng học cách lật cũng sẽ tùy mỗi trẻ mà khác nhau. Do đó, nếu bé biết lật muộn thì bạn cũng khoan nóng vội, hãy kiểm tra xem nguyên nhân nằm ở đâu để xử lý thỏa đáng.
Làm sao biết khi nào trẻ muốn lật để hỗ trợ kịp thời?
Mặc dù chưa thể biểu lộ bằng lời nói nhưng bẩm sinh mỗi trẻ đều biết dùng những tín hiệu khác nhau để thể hiện cảm xúc hoặc mong muốn, yêu cầu của mình. Chính vì vậy, khi trẻ muốn học cách lật cũng sẽ phát đi nhiều tín hiệu cho người lớn biết.
Bạn nên thường xuyên quan sát tỉ mỉ, nếu trong lúc đang nằm ngửa trên giường mà chân của bé giơ lên cao hoặc hai chân không ngừng đong đưa, quơ quào thì đây là một trong những tín hiệu nói rằng trẻ muốn lật.
Lúc này, mẹ có thể dùng tay đỡ dưới mông của bé và đẩy nhẹ tạo lực giúp trẻ dễ dàng hơn để thực hiện động tác lật người. Khi được giúp đỡ như thế, bé cũng sẽ vô cùng thích thú và hào hứng để luyện tập nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu thấy trẻ luôn nằm nghiêng về một hướng mà mình thích thì đây cũng là tín hiệu chứng tỏ bé đã bắt đầu có ý thức muốn lật. Bố mẹ có thể đứng ở vị trí khác gọi bé hoặc dùng món đồ chơi để thu hút bé cố gắng tự lật trở lại về phía bạn.
4 nguyên nhân khiến trẻ khó biết lật
Bé mấy tháng biết lật? Về vấn đề này thì con số cụ thể như trên đã nói còn phải tùy thuộc trạng thái sức khỏe và thể chất của mỗi trẻ. Đặc biệt là nếu bé mắc phải một trong những vấn đề sau đây sẽ có nhiều khả năng chậm biết lật hơn.
1. Cân nặng vượt chuẩn
Điều kiện sống ngày càng cao, bên cạnh những lợi ích nhất định mà nó đem lại thì nếu chúng ta không biết sinh hoạt đúng cách sẽ khó tránh tác dụng phụ hoặc thậm chí là phản tác dụng. Ngay trong thời gian mang thai, nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn rất nhiều để thai nhi to sẽ không có lợi.
Chuyên gia sức khỏe sinh sản nhấn mạnh: Không phải thai nhi càng to thì có nghĩa là bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, vấn đề nặng cân quá tiêu chuẩn còn làm tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ nhỏ, trong đó bao gồm cả việc làm trở ngại quá trình phát triển các kỹ năng bẩm sinh ở trẻ như tập lật, bò, ngồi, đi, đứng…
2. Thể nhược do thiếu canxi
Cơ và xương chính là nguồn để khởi động và duy trì các hành động của con người. Đối với trẻ sơ sinh, dù chỉ là động tác lật người cũng cần phải có sức lực. Vì vậy, nếu như cơ thể trẻ bị thiếu chất, nhất là hàm lượng canxi, thì cơ bắp sẽ thiếu sức sống và yếu ớt, hệ xương phát triển không hoàn thiện, hai yếu tố này khiến trẻ cảm thấy khó khăn khi cử động.
Bên cạnh việc bổ sung canxi đầy đủ cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ thì người lớn còn phải siêng khích lệ và hỗ trợ cho bé vận động để rèn luyện sức cơ và sự chắc khỏe của xương. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật tốt hơn khi trưởng thành.
3. Cơ thể không thoải mái do quần áo
Người lớn khi chăm trẻ sơ sinh luôn lo sợ bé sẽ bị lạnh nên có thói quen mặc nhiều quần áo hoặc quấn khăn thật dày kín cả người bé. Tình trạng này dễ khiến trẻ bị mất cân bằng thân nhiệt, làn da nhạy cảm dễ tổn thương và còn gây khó khăn cho các cử động của bé.
Tùy theo nhiệt độ trong phòng mà mẹ nên thay đổi quần áo phù hợp cho bé. Song cơ bản là nên chọn chất liệu thấm hút tốt, nhẹ nhàng, mềm và có độ co dãn nhất định để trẻ luôn cảm thấy dễ chịu. Như vậy, bạn sẽ vừa tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của trẻ vừa khiến trẻ thích thú để tập các kỹ năng.
4. Trở ngại tâm lý
Nếu bé nhà bạn từng có những “ký ức” không vui vẻ khi thử lật người trong những lần đầu tiên thì sẽ tạo ám ảnh tâm lý tiêu cực. Cách tốt nhất là bố mẹ không nên thúc ép trẻ thực hiện các bài tập mà cần có sự nhẫn nại và dẫn dắt từ từ.
Bạn có thể kết hợp với các món đồ chơi để thu hút và khích lệ trẻ tập lật người. Mỗi lần chỉ tập một thời gian ngắn để không tạo áp lực cho trẻ. Khi nào bé đã làm tốt hơn và xóa bỏ được tâm lý sợ hãi trước đó thì có thể tăng thời gian tập lên.
Bạn nên làm gì để giúp bé biết lật thuận lợi hơn ?
Bé mấy tháng biết lật không chỉ tùy thuộc vào thể chất và sức khỏe của mỗi đứa trẻ mà còn ít nhiều cũng ảnh hưởng từ quá trình hỗ trợ của bạn. Để giúp trẻ thuận lợi hơn khi bắt đầu những động tác lật người, bạn nên chủ động có những bài tập tương tác thúc đẩy cho trẻ.
1. Bài tập dao động
Để trẻ duy trì được khả năng cân bằng cơ thể, bạn có thể tiến hành bài tập rèn luyện cho sức cơ ở vùng ngực và lưng của bé. Đây cũng giống như bước đệm đầu chuẩn bị cho trẻ học khả năng lật cả người sau đó. Bạn có thể đặt bé nằm trong nôi và dùng tay kéo cho chiếc nôi nghiêng về một bên.
Lúc này, cơ thể bé cũng sẽ bị nghiêng theo và để giữ thăng bằng, bản năng bé sẽ cố gắng phát huy sức lực chủ yếu ở lưng và ngực để giữ vững cơ thể. Tuy nhiên, chú ý góc độ dao động phải chậm rãi và vừa phải, thuận theo phản ứng của bé để không gây sợ hãi, hoảng loạn và nguy hiểm cho trẻ.
2. Bài tập lật người
Đầu tiên cho bé nằm ngửa thoải mái trên giường, sau đó bố mẹ chia ra đứng hai bên trái phải của trẻ rồi dùng các món đồ chơi để hấp dẫn trẻ, khiến cho trẻ lật người qua lại. Nếu bé gặp khó khăn, mỗi lần trẻ muốn lật thì bố mẹ có thể dùng một tay đỡ nhẹ vai của bé, chầm chầm nhấc vai bé lên để hỗ trợ động tác lật cho trẻ.
Mẹ Bé Online hi vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm giúp bé phát triển tốt trong quá trình nuôi dạy,
Nguồn: Marrybaby
Xem thêm bài mới: Hiện tượng hai tử cung ở phụ nữ và những điều cần biết